SƠN PHẢN XẠ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI ĐẦU TIÊN CỦA NHẬT BẢN (Bán ra năm 1979)
Sơn xây dựng: Chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu
06/01/2016 11:48
Ngôi nhà có lớp sơn bong tróc khi mới sơn chưa lâu
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hàng loạt những ngôi nhà, khu chung cư mọc lên chưa được bao lâu, lớp sơn (nội thất, ngoại thất) đã xuống cấp, biểu hiện là sự bong tróc, bám rêu, thấm nước.
Sử dụng không phù hợp, hàng tốt cũng thành hàng dởm
Nhiều khách hàng vì tin vào sơn “hiệu” và những lời tiếp thị “có cánh” mà căn nhà vừa mới xây xong “sơn chưa kịp khô” đã phát hiện thấy lớp sơn tường trong nhà rất dễ bị trầy xước. Từ chỗ đó, sơn tróc ra từng mảng, dùng tay lột ra rất dễ dàng. Sau khi thử lột lớp sơn (mặt trước là sơn phủ, mặt sau là sơn lót) mới biết lớp bột trét đã hóa phấn, không hề bám lại trên tường. Nguyên nhân của sự cố là do sử dụng nhiều loại sơn, nhiều loại bột trét tường khác nhau trên cùng công trình.
Ông Nguyễn Thành Vĩnh, Tổng Giám đốc Công ty Sơn Zebra, cho biết: “Hiện nay, công nghệ sản xuất của các hãng sơn được đầu tư giống nhau, các dây chuyền sản xuất đều được nhập ngoại.Vì vậy, ngoài loại sơn được sản xuất có chất lượng thấp “theo yêu cầu” để cung cấp cho các nhà thầu chuyên xây dựng những công trình “hàng chợ”, phần lớn các hãng đều có đủ loại sản phẩm từ cấp thấp đến cấp cao để phục vụ cho số đông người tiêu dùng."
"Sở dĩ có sự chênh lệch về giá bán giữa các thương hiệu là do thị hiếu của khách hàng quyết định, cho nên quan trọng là chọn loại sơn nào hơn là chọn sơn của hãng nào”, ông Vinh chia sẻ.
Bàn về chất lượng khâu sơn của một công trình, một kỹ sư khẳng định, hiệu quả của khâu sơn trong một công trình xây dựng không chỉ được quyết định bởi chất lượng sơn, chọn và sử dụng loại sơn phù hợp đúng với tính năng của nó, mà còn phụ thuộc vào người thi công. Cả hai yếu tố này đóng vai trò quan trọng.
Tường đã bị ngả màu
Chất lượng tỷ lệ thuận với giá
Vào mùa cao điểm xây dựng như hiện nay, thị trường sơn sôi động hẳn lên với sức tiêu thụ tăng cao, phong phú về nhãn hiệu, đa dạng chủng loại. Từ sơn dùng trong nhà, sơn ngoài trời, sơn lót, sơn chống kiềm... đủ màu, đủ giá.
Tại điểm kinh doanh vật liệu xây dựng, nếu khách hàng là “tay ngang” không am hiểu về sơn thì khó mà phân biệt được đâu là sơn “hiệu”, đâu là hàng do các cơ sở nhỏ (dạng gia đình) sản xuất, bởi hầu hết các thương hiệu sơn đều có bao bì được ghi toàn bằng tiếng Anh, với nội dung và bố cục “na ná” nhau.
Thậm chí, ngay cả tên công ty cũng được “ngoại hóa”. Song, qua tìm hiểu trên thực tế mặt hàng sơn nhập ngoại rất ít, chủ yếu các nhãn hiệu sơn bày bán trên thị trường là hàng “Made in Việt Nam” được sản xuất 100% trong nước.
Một chủ tiệm sơn trên đường Nguyễn Văn Cừ, Q.5, TP.HCM “bật mí”: “Các hãng thiết kế bao bì trông có vẻ “ngoại” như vậy để bán được hàng. Còn chất lượng sơn bên trong thì thường đúng với câu “tiền nào của nấy”. Theo chủ tiệm này, người tiêu dùng đừng quá ham các loại sơn rẻ tiền. Khi mua nên tìm các cửa hàng uy tín hoặc chính hãng để được tư vấn chọn mua, sử dụng.
Trong hoàn cảnh như hiện nay, cần có những loại sơn tích hợp nhiều công dụng nhu chống nóng nhằm tiết kiệm năng lượng; chống ồn, chống bụi trong điều kiện thành thị náo nhiệt, bụi bặm; chống thấm đối đối với một quốc gia có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam
Chia sẻ sản phẩm với bạn bè qua Facebook
Tin liên quan
- Giải pháp chống nóng cho nhà xưởng công nghiệp.
- Tổng giám đốc nhà máy sơn Suzuka Nhật bản thăm và làm việc với JV-SYSTEM
- Mở đại lý sơn Giải pháp SUZUKA nhập khẩu từ Nhật Bản
- Tuyển dụng: Chuyên viên bán hàng Đại lý, bán hàng Dự án, Sale Admin
- Một số hình ảnh thi công thực tế tại nhà máy Canon khu vực phía Bắc
- Suzuka Pain tham dự hội chợ triển lãm Quốc tế Vietbuild - IREC 2018 tại Hà Nội